Khi thực hiện chuyển đổi sang canh tác sinh thái điều đầu tiên Econations làm chính là việc hướng dẫn người nông dân thay đổi từ quy trình chăm bón sử dụng phân hóa học đổi sang các loại phân vi sinh, phân chuối, cá ủ từ tự nhiên. Điều này mang rất nhiều ý nghĩa cho nền nông nghiệp sinh thái!
Cách mạng cây chuối
Mấy năm trước, miềng – chị Nguyễn Thị Lê Na CEO Econations đã đăng lên facebook nói đến chuyện dùng chuối để bón phân cho cây tăng lượng kali, thì bao người phỉ báng, thậm chí còn chửi miềng bảo kali chuối lấy từ đất, rồi trả lại thì cũng bằng nhau, như nito còn có thêm từ khí trời, chứ không thể nói trồng chuối, phủ chuối lại đất là tăng kali được. Miềng giải thích là chuối chỉ lấy một hàm lượng nhỏ trong đất nhưng tạo ra một hàm lượng lớn trong cây nhờ quá trình chuyển hóa năng lượng. Một lô một lốc người xúm vào chửi miềng: Định luật bảo toàn năng lượng vứt vào toilet à?
Miềng im lặng! Và cũng không muốn giải thích gì nhiều dù định luật bảo toàn năng lượng luôn có 2 vế: Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, nhưng nó lại CHUYỂN HÓA TỪ DẠNG NÀY SANG DẠNG KHÁC. Nghĩa là cây chuối có thể không cần lấy kali nhiều từ đất, nhưng lại tạo ra một hàm lượng lớn kali trong cây, nhờ vào một cơ chế chuyển hóa năng lượng đặc thù riêng có của cây chuối mà tự nhiên tạo hóa đã quy định cho mỗi loài khác nhau một “công thức” trong muôn loài thì có muôn vàn công thức.
Và giờ sau bao năm, miềng vẫn kiên trì chia sẻ về phân chuối và nhiều người cũng đã dần nhận ra được giá trị thật sự từ cây chuối. Bao người đã trồng chuối xen canh không phải để bán quả mà để tạo sinh khối, nguồn phân cho cây trồng khác. Đặc biệt là các cô bác nông dân quê miềng, rồi những bạn trẻ làm nông ở mọi miền Tổ Quốc mà miềng từng gửi tài liệu và vẫn thường xuyên trao đổi kiến thức với nhau.
Vì sao chia sẻ của miềng về cây chuối lại bị chửi bới, vùi dập đến vậy? Vì đơn giản là chuối rất dễ trồng, dễ có, đâu cũng có thể xin về trồng rồi nhân giống rất nhanh, không tốn tiền, bởi vậy không ai kinh doanh, buôn bán được gì từ nó với nông dân cả. Và người ta không thích điều đó, chỉ đơn giản vậy thôi!
Và với miềng giờ đây, mỗi lần lướt qua thấy một ai đó dùng chuối để bón phân, rồi thấy ai đó khoe rằng: cam ngon, xoài ngọt, ổi thơm… nhờ bón phân chuối, rồi càng ngày, người ta càng lan truyền mạnh mẽ về việc vận dụng cây chuối để làm nông nghiệp là miềng lại im lặng mỉm cười mãn nguyện vì ít nhiều, miềng thấy miềng cũng để lại được thành tựu gì đó, góp được một chút sức mọn nào đó của miềng cho đời, không cần ai phải ghi tạc công ơn, không cân bia miệng nào phải nhớ tới, vì những điều này, miềng cũng học hỏi từ các bậc tiền bối mà ra.
Dùng chuối chăm cam trong nông nghiệp sinh thái
Làm nông thật sự, các bạn sẽ có những phát hiện lý thú, mà nhiều khi không cần phải đọc sách, hỏi han gì nhiều. Chỉ đơn giản là quan sát và thử nghiệm. Đơn giản như là từ cây chuối thôi, chỉ cần quan sát, chúng ta có thể tạo ra một cuộc cách mạng, xây dựng được cả một hệ sinh thái tự nhiên, con người, sản phẩm mới với phương thức nông nghiệp hoàn toàn mới.
Đối với việc dùng chuối để chăm cam, quy trình hiện nay đang áp dụng như sau:
Chuối được chặt và phủ kín nên gốc cam, càng nhiều càng tốt. Sau khi cam thu hoạch rải phân chuồng lên mặt tán (không đào quanh gốc để bỏ phân), tấp cây chuối + quả cam rụng + các thể loại cây cỏ khác nhau lên, càng kín càng tốt, cỏ không mọc được, mà cây tự phân hủy nuôi cây cam.
Mỗi tháng tưới phân nước 1 lần, bao gồm: tháng 1 – 5: 70% phân cá + 30% phân chuối, nếu ủ được đậu tương + hoa cúc + ngô + bã dầu… càng đa dạng, càng tốt. Từ tháng 7 – 10: 70% phân chuối + 30% còn lại. Tưới loãng cá tỷ lệ 1:200, chuối tỷ lệ 1:7.
Chỉ đơn giản thế thôi nhưng việc sử dụng phân ủ chuối giúp cây cam phát triển tốt và mang đến những trái ngọt lành.