Gần 40 năm tồn tại, hơn 200 héc-ta đất trồng cam ở Hà Phong chưa từng sử dụng thuốc diệt cỏ. Đây là một vùng đất hiếm có tại Việt Nam.
Thời những quả cam mới bắt đầu bắt rễ trên đất Cao Phong, Hòa Bình trong thập kỷ 60, “thuốc diệt cỏ hóa học” vẫn là một thứ xa xỉ với cả nền kinh tế. Thời ấy, tất nhiên cây trồng vẫn được chăm sóc bằng sức người.
Nhưng ngay cả khi bước vào kỷ nguyên thương mại nở rộng, khi cả vùng Cao Phong đẩy mạnh năng suất, và sử dụng nhiều biện pháp can thiệp, những người xây dựng trang trại cam Hà Phong vẫn cương quyết không sử dụng thuốc diệt cỏ.
Đó là một quyết định tiêu tốn rất nhiều nhân lực. Cho đến giờ, nếu đến thăm trang trại cam Hà Phong, bạn vẫn sẽ bắt gặp những người nông dân trồng cam đang đi dọc triền đồi, cắt cỏ dưới từng gốc cam.
Mặc dù có đến 70 người – một lượng nhân sự tốn kém hơn rất nhiều các trang trại khác can thiệp bằng biện pháp hóa học – nhưng mỗi người nông dân ở Hà Phong vẫn phải phụ trách gần ba hécta đất đồi. Đây là một công việc vất vả.
Nhưng những người trồng cam ở Hà Phong hiểu rằng: giữ sự bền vững của đất chính là giữ sinh mạng của họ. Bất chấp sự vất vả và tốn kém, họ vẫn cương quyết nói không với thuốc diệt cỏ, và thậm chí ấp ủ việc theo đuổi quyết liệt hơn một nền nông nghiệp sinh thái.
Thuốc diệt cỏ từ lâu đã trở thành một vấn đề của nền nông nghiệp Việt Nam. Cùng với việc tiêu diệt bộ rễ của các loài thực vật, chúng phá vỡ kết cấu đất. Thuốc cũng diệt các loài vi sinh vật có ích dưới lòng đất. Và thậm chí, thuốc diệt cỏ có thể ảnh hưởng đến cây trồng nếu cây dẫn lưu hóa chất lên cành, quả.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhận định của các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu trên Google, khẳng định rằng thuốc diệt cỏ nếu sử dụng thường xuyên, hàng năm, có thể trở nên “đặc biệt nguy hiểm”. Nhưng nhiều nơi, nhiều người nông dân vẫn phải phụ thuộc vào thuốc diệt cỏ, vì điều đó tối ưu lợi nhuận, trong bối cảnh giá của nông sản còn thấp.
Ngay cả một già làng sống trên núi cao, chưa từng học qua trường lớp nông nghiệp, cũng có thể nói cho bạn tác hại của thuốc diệt cỏ. Cùng với việc phá kết cấu đất, chúng có thể tạo ra sạt lở, trôi đất ở các vùng địa hình dốc, và hủy hoại chất lượng đất. Ở một ngôi bản tít trên vùng núi Si Ma Cai, bạn có thể bắt gặp việc “không dùng thuốc diệt cỏ” được ghi cả vào hương ước. Họ hiểu rằng đó không chỉ là sinh mệnh của đất, của cây trồng mà là sinh mệnh của chính mình: rễ cây chết, đất sạt lở, ngay cả tính mạng con người cũng sẽ bị đe dọa.
Những đồng bào trên núi đó là đại diện cho những con người thấu hiểu và mong muốn sống hòa thuận với tự nhiên. Đáng tiếc rằng tinh thần đó ngày càng trở thành thiểu số.
Đó là lý do mà những người xây dựng trang trại cam Hà Phong đã nói không với thuốc diệt cỏ hàng thập kỷ qua. Nếu sử dụng thuốc, họ có thể tiết kiệm được chi phí cho vụ này, vụ kia. Nhưng về lâu dài, sau hàng chục năm, khi chất lượng đất suy thoái, quả cam họ làm ra có thể sẽ không thể bán được cho ai nữa. Hà Phong hướng tới làm nông nghiệp bền vững, cho dù cái giá phải trả trước mắt là rất đắt.
Ngay lúc này, tại Hà Phong, không dừng lại ở việc nói không với thuốc diệt cỏ, những người nông dân đang ấp ủ những biện pháp quyết liệt hơn để theo đuổi nông nghiệp sinh thái. Những cây chuối đang được trồng rải rác khắp các sườn đồi ở Hà Phong
Mua cam từ Econations Hà Phong, bạn không chỉ nhận được những trái cam sạch. Bạn còn trực tiếp khuyến khích một mô hình bền vững, và vì tương lai của một nền nông nghiệp bền vững.