Tiếp bước từ sự thành công của thương hiệu Cam Vinh Kỳ Yến cùng các sản phẩm chế biến sau thu hoạch. Không chỉ dừng lại ở mảnh đất xứ Nghê trồng cam, chị Nguyễn Thị Lê Na – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Trang trại Nông sản Phủ Quỳ, đã quy trình hóa và mong muốn xây dựng các làng đặc sản sinh thái ở Việt Nam.
Từ đó, mô hình làng đặc sản sinh thái Econations ra đời, mô hình được vận hành và quản lý với hệ thống FarmLab – FarmShop – FarmTour,
Trong đó, Farmlab là nơi kết nối nông dân với các nhà khoa học, kỹ sư nông nghiệp để học hỏi và tìm hiểu về quy trình canh tác nông nghiệp theo hướng sinh thái, từ đó tạo ra các nông sản sinh thái; không chỉ là những trái tươi, mà còn là những sản phẩm chế biến sau thu hoạch, không sử dụng hóa chất trong bảo quản và chế biến.
Farmshop là nơi tiêu thụ sản phẩm, Econations đưa ra giải pháp kinh doanh nông sản online theo chuỗi, trực tiếp đưa sản phẩm của người nông dân đến tay người tiêu dùng thông qua mạng lưới POS, CTV. Cùng với đó là marketing thương hiệu, xóa bỏ mọi rào cản về truy xuất nguồn gốc, thời gian giao – nhận, phương thức thanh toán, chăm sóc khách hàng.
Cuối cùng là FarmTour – nơi nâng tầm giá trị cho người nông dân, cho sản phẩm đặc sản trên chính mảnh đất quê hương của họ bằng hình thức phát triển và thúc đẩy du lịch sinh thái.
Đánh dấu cho bước những bước đi đầu tiên của Làng đặc sản sinh thái Econations là sự đồng ý chuyển đổi 200ha trồng cam sang hướng canh tác sinh thái của HTX Hà Phong sau rất nhiều cuộc họp, cuộc trao đổi trong suốt 1 năm giữa chị Lê Na và Ban Giám đốc HTX.
Hiện nay, Econations đang cùng họ xây dựng mạng lưới 200 POS, 500 CTV trên khắp cả nước với mục tiêu tiêu thụ 1000 tấn cam mang thương hiệu Econations Hà Phong. Và Econations cũng đang cùng họ triển khai mảng du lịch – FarmTour, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm tới.
Chuyển bước sang năm 2022, Econations sẽ tiếp tục triển khai mô hình làng đặc sản sinh thái với Cam Sành Hà Giang, cây Bưởi, cây Thanh Long ở Vĩnh Phúc…; và hứa hẹn, sẽ là đối tác thứ 2, thứ 3 của Econations sau HTX Hà Phong.
Cho một tầm nhìn xa hơn, đội ngũ Econations còn mong muốn xuất khẩu mô hình Làng đặc sản sinh thái Econations ra thế giới bằng nền tảng công nghệ. Hiện Econations đang xây dựng đội ngũ IT, gấp rút triển khai – đưa mô hình lên nền tảng công nghệ.
Econations cũng đã có những đối tác đầu tiên cho mô hình Làng đặc sản sinh thái tại nước ngoài, trước tiên là những người bạn hàng xóm của Việt Nam – Lào và Campuchia với hai đơn vị có quy mô 30ha và 100ha, một bước chuyển mình tuy nhỏ, nhưng Econations tự hào vì đã vẽ được một chấm trên bản đồ nông sản thế giới.
Mặc dù Econations luôn nỗ lực để đưa được nông sản Việt Nam ra thế giới. Nhưng trên con đường đó, một câu hỏi lớn được đặt ra: Tại sao chúng ta chỉ nghĩ đến việc đưa nông sản Việt Nam ra thế giới mà không nghĩ tới việc xuất khẩu tại chỗ bằng cách đưa thế giới đến Việt Nam?
Econations hi vọng rằng, với Làng đặc sản sinh thái Econations – là một cách giúp cho chúng ta – không chỉ có thể đưa sản phẩm nông sản của Việt Nam ra nước ngoài mà còn khiến cho du khách khắp nơi trên thế giới phải đặt vé máy bay tới Việt Nam để thưởng thức nông sản của quê hương trên chính mảnh đất nó đơm hoa kết trái.
Đó là ước mơ lớn của người sáng lập cũng như toàn thể đội ngũ Econations.
Cuối cùng, mô hình Làng đặc sản sinh thái Econations hướng đến một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, mà ở đó, người nông dân có thể sống tốt trên quê hương của mình, tự hào về công việc mình đang làm. Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những nông sản an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, và vượt lên tất cả, là mang trả lại cho môi trường sự cân bằng của hệ sinh thái.