Chân dung người giữ đất

Đánh giá bài viết này
Chân dung người giữ đất

Bạn có thể không tưởng tượng ra những trái cam Cao Phong được trồng theo cách nào. Khác với nhiều vườn cây dưới đất bằng thành một cánh đồng khổng lồ – cây cam Cao Phong được trồng trên đất đồi, những triền đất bám dọc theo sườn núi ở Hòa Bình. Việc được trồng trên đất đồi, trên nền núi đá vôi giàu khoáng chất, làm nên phẩm chất của quả cam ở vùng Cao Phong.

Trang trại cam Hà Phong vì thế không phải là một cánh đồng san sát và xanh bát ngát như bạn thấy ở các vùng vải thiều Hải Dương, vùng dừa Bến Tre hay vùng nho Ninh Thuận. Người nông dân sẽ phải tận dụng nhiều triền dốc thoải ở khắp một vùng núi rộng lớn hàng trăm héc-ta, lác đác ở đây một vườn cam, ở kia một vườn cam. 

Việc di chuyển của người nông dân giữa các vườn cam vì thế rất vất vả. Họ phải đi bộ leo lên những triền núi cao, mang theo nông cụ lên, hoặc gánh hàng chục cân cam xuống. Ở Hà Phong, khi những mảnh vườn nằm xen kẽ giữa các quả núi, nông dân cũng không thể canh tác tập trung, mà phải di chuyển giữa các vườn trồng.

Và ở Hà Phong, nhiệm vụ ấy còn khó khăn gấp bội: không sử dụng thuốc diệt cỏ, nông dân sẽ cắt cỏ liên tục. Và việc hạn chế sử dụng hóa chất cũng khiến họ phải liên tục theo dõi sâu bệnh, theo dõi chất lượng của từng gốc cam.

 

Những nông dân ở Hà Phong, trên vùng đất rộng hơn 200 héc-ta, bằng diện tích của cả một xã, phải chia nhau ra ở trong các lán giữa những vườn cam. Trong những chái nhà tạm giữa núi rừng, họ ở đó có khi nhiều tháng trời, để chăm sóc cho những gốc cam theo tiêu chuẩn của Hà Phong, và đem đến những trái cam Econations Hà Phong mà bạn đang nhìn thấy. Họ sống “ba cùng” với những gốc cam.

Đằng sau bất kỳ một loại nông sản nào đều có thể là máy móc, dây chuyền, tự động hóa. Nhưng đằng sau những hộp cam Econations Hà Phong mà bạn đang thấy, bất chấp vẻ đẹp của những chiếc hộp được in ấn cầu kỳ này, thực ra là mồ hôi của người nông dân.

Bạn có thể tự hỏi rằng tại sao không tự động hóa, tại sao không thay đổi phương thức canh tác sao cho công nghiệp và đỡ tốn sức người hơn? Đó là bởi vì công sức của người nông dân, cắt cỏ và chăm sóc thủ công cho từng gốc cam, không hề phí hoài.

Sở dĩ những người sáng lập Hà Phong chọn một vùng núi cao, có độ cao lên đến 400 mét so với mực nước biển, là bởi khí hậu ở những vùng núi cao – với nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn – cho phép trái cây tích đường tốt hơn. Đất ở vùng núi đá vôi này cũng nhiều khoáng chất hơn, tốt hơn cho sự phát triển của những trái cam ngọt.

Và việc người nông dân phải “ba cùng”: ăn cùng, ngủ cùng, lao động cùng những gốc cam, cũng là để theo đuổi triết lý của những người sáng lập trang trại cam Hà Phong. Tiếng máy cắt cỏ mà bạn sẽ nghe thấy vang giữa các triền đồi ở Hà Phong trong những buổi chiều, là một âm thanh của sự lành mạnh. Chính họ, những người nông dân chân lấm tay bùn ở đây, hiểu rằng việc không sử dụng thuốc diệt cỏ, là điều tử tế mình mang lại cho người dùng, và cho cả tương lai của bản thân.

Bạn có thể dừng một người nông dân đứng tuổi trên một triền đồi ở Hà Phong lại, và họ sẽ chia sẻ với bạn niềm vui được trồng cam theo một cách đặc biệt. Họ có thể không qua trường lớp, không thể nói với bạn như một chuyên gia nông nghiệp về tác hại của thuốc diệt cỏ, nhưng họ hiểu việc mình đang làm và cảm thấy hạnh phúc vì điều đó.

Đánh giá bài viết này

Có thể bạn sẽ thích


Giỏ hàng