Ngọt lành những trái cam Econations Hà Phong!

Đánh giá bài viết này
Ngọt lành những trái cam Econations Hà Phong!

Nếu có dịp nên Hà Phong mùa này, bạn sẽ không khỏi thích thú trước khung cảnh núi rừng, sự tĩnh lặng của thiên nhiên đặc biệt là những vườn cam sum suê trái trải dài trên những triền đồi đầy nắng gió. Ở đó những trái cam luôn có vị đặc biệt của một sản phẩm canh tác chuyển đổi sinh thái.

Lịch sử giống cam lòng vàng!

Chuyện kể rằng, cam là cây ăn trái được trồng nhiều nhất trên thế giới với rất nhiều chủng loại đặc sắc. Ở Việt Nam, giống cam nức tiếng nhất từ xưa đến nay phải kể đến cam Xã Đoài.

Cam Xã Đoài là một giống cam có nguồn gốc từ phương Tây, được các nhà truyền đạo mang tới Việt Nam vào đầu thế kỷ 19. Khi đi tới vùng giáo xứ Xã Đoài – làng Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An ngày nay – thấy nơi đây thời tiết ấm áp – những nhà truyền đạo đã cho gieo trồng ngay sân trước nhà thờ giáo xứ. 

Thời ấy, làng Xã Đoài có ông Cửu Đậu. Là một người có chức sắc nhưng ông thích làm vườn và rất mát tay chăm cây. Vườn cam ông nhân giống, vun trồng năm nào cũng sai trĩu quả, khi chín vàng ươm một vùng. Tương truyền, vào một mùa cam nọ, có vị vua triều Nguyễn sành ăn hoa quả truyền các thần dân – ai có của ngon vật lạ thì mang đến dâng vua để lĩnh thưởng. 

Các loại hoa quả nổi tiếng trong nước được dịp tụ kinh. Cụ Cửu Đậu hay tin cũng mang tiến vua một cành cam Xã Đoài 5 quả. Khi quần thần bổ cam ra, khắp trên dưới trong ngoài gian phòng đều phảng phất một mùi hương dịu nhẹ vô cùng dễ chịu. 

Vua vừa nếm thử đã phải giật mình vì hương vị quá đặc biệt của nó. Cam mọng nước, ruột vàng óng như nắng, nước cam đặc sánh như mật ong; vị ngọt vừa đủ, thanh chua vừa tới, hòa quyện với nhau mang tới cái cảm nhận gọi là tròn vị nơi đầu lưỡi, hậu vị đậm đà nơi cuống họng…khiến bất cứ ai đã ăn một lần là quyến luyến, mê đắm, nhớ mãi không thôi.  

Vua hài lòng lắm, lập tức cho truyền ông Cửu Đậu vào cung hỏi han, rồi ban cho ông hàm Cửu phẩm, và tôn cam Xã Đoài lên hàng Thượng đẳng của các loài cam. Từ đó, trong dân gian thường lưu truyền về cam Xã Đoài như là một báu vật trời ban. 

 

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, hưởng ứng phong trao xây dựng các vùng kinh tế mới của Nhà nước, giống cam Xã Đoài được lựa chọn là cây mũi nhọn – đưa vào trồng thí điểm ở các nông trường trên khắp cả nước.  Đây có thể coi là lần di thực lớn nhất của giống cam Xã Đoài trên đất nước ta. Cũng qua thời kỳ này, một đặc tính hiếm có của giống cây này mới được phát lộ: nó rất kén đất.

Sau vùng đất Xã Đoài, Nghệ An – nông trường Cao Phong, Hòa Bình – là một trong số ít vùng mà dòng cam tiến vua này hợp đất bén rễ. Dù một bên là đồng bằng,  một bên là miền núi, nhưng vùng Xã Đoài và Cao Phong có nhiều nét tương đồng: Chất đất giàu canxi do hình thành trên nền đá vôi, lớp mùn dày, nhiều dinh dưỡng; đất không quá chặt cũng không quá xốp giúp giữ và tiêu nước tốt; nền nhiệt phù hợp với sự phát triển của cây cam…Đặc biệt, hợp tác xã Hà Phong, xóm Môn, xã Bắc Phong là nơi có nền đất cao nhất ở vùng đất Cao Phong trù phú. Độ cao trung bình so với mực nước biển ở đây lên tới hơn 400m. Đây là yếu tố thuận lợi tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao – giúp cam tạo nên hương thơm độc đáo. 

 

Econations là một trong những đơn vị đi đầu, hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp Sinh thái. Bằng những tích lũy của mình trong 8 năm qua với trái Cam Vinh Kỳ Yến… Econations nhận thấy tiềm năng phát triển, khả năng bảo tồn hương vị xưa của trái cam Xã Đoài trên đất Cao Phong – bằng phương thức canh tác Nông nghiệp Sinh thái. Và chỉ có canh tác nông nghiệp sinh thái – không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật – như cụ Cửu Đậu, như những người nông dân ngày xưa, thì mới có thể giữ lại hương vị nguyên bản của giống cây trồng rất ư khó tính này.

 

Ngọt lành những trái cam Econations Hà Phong

Khác với làm nông nghiệp truyền thống, canh tác chuyển đổi sinh thái vốn khó khăn, vất vả hơn nhiều. Đặc biệt khi đã quyết định đi theo con đường làm nông nghiệp sạch thì cần nhất là phải có tâm, làm phải thật, phải kiên trì. Trước đây, đến vụ bón phân người nông dân chỉ cần mang lên đồi bón là xong, cây bị sâu bệnh thì phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ. Nhưng việc thực hiện theo quy trình chuyển đổi sinh thái vốn hoàn toàn khác, phân bón được ngâm, ủ từ chuối, cá… sử dụng hỗn hợp gừng tỏi ớt ngâm, dùng đèn vàng bắt sâu bọ.

Bên cạnh đó, vì cam canh tác tự nhiên nên mẫu mã đôi khi xấu, rám vỏ do ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Trái cam cũng chín không đồng đều mà rải rác khiến việc thu hái mất nhiều thời gian hơn.

Nhưng có lẽ bao khó khăn, vất vả đó cũng được đền đáp, khi chất lượng cam Econations Hà Phong được khách hàng tin tưởng, đánh giá cao. Cam canh tác chuyển đổi sinh thái nên vị ngọt thanh, xen lẫn chút vị chua nhẹ. Vị cam dễ ăn, lại tốt cho sức khỏe nên cam Hà Phong phù hợp với cả trẻ nhỏ, người già.

Thế mới thấy để cho ra được những trái cam ngọt lành như thế vốn là cả một quá trình gồm mồ hôi, nước mắt, công sức, tiền bạc và sau cùng mới là nụ cười mãn nguyện, tự hào về sản phẩm do mình làm ra.

 

Đánh giá bài viết này

Có thể bạn sẽ thích


Giỏ hàng