Xoài 7 Chơn – Cây Xoài Tứ Quý ETQ2743

| 0 đánh giá từ khách hàng
900,000

Xoài Tứ Quý được biết đến là giống xoài nổi bật của miền Nam vì cho trái to, ngon ngọt. Tuy nhiên ở Khánh Hòa đây cũng là giống xoài được nhiều nông dân lựa chọn và người tiêu dùng yêu mến. Từ đó, trở thành giống xoài chủ lực cùng với xoài Úc và xoài Canh Nông tạo nên thương hiệu Thủ Phủ Xoài.

1 in stock


Thông tin sản phẩm Mô tả sản phẩm Quy trình canh tác Tiến trình phát triển Đánh giá

Thông tin

Mã sản phẩm ETQ2743
Xuất xứ Khánh Hòa - Nha Trang
Đặc điểm Xoài Tứ Quý có vỏ mỏng, màu xanh nhạt khi còn ương xanh, trái khi chín có màu vàng tươi có mùi thơm đặc trưng. Thịt trái dày, có màu vàng dịu, hạt nhỏ, ít xơ. Khi ăn có khá bột nhưng vẫn có vị giòn ngọt rất đặc biệt.
Trọng lượng Giống xoài Tứ Quý ít đánh giá cao về ngoài hình nhưng trọng lượng trung bình từ 500g-800g, hiệu suất cho trái cao.
Công dụng Cung cấp vitamin, khoáng chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, chắc khỏe xương, tăng cường trí nhớ,...
Cách bảo quản Khi trái xoài xanh có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát. Khi chín nên bỏ vào trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản tốt nhất.

Mô tả sản phẩm

Nguồn gốc và quy trình canh tác của Xoài Tứ Quý 7 Chơn

Xoài Tứ Quý 7 Chơn có nguồn gốc xuất xứ từ Úc, nhưng để dễ thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng Khánh Hòa nên được mắt ghép với các giống xoài địa phương. Với ưu điểm dễ ra hoa và khả năng đậu trái cao, cây còn dễ chăm khi ít sâu bệnh hay bị sâu đục thân như các giống cây khác. Thời gian cây cho trái sớm chỉ từ 2-3 năm và tuổi thọ trung bình trên 30 năm.

Về quy trình canh tác, hiện tại xoài Tứ Quý 7 Chơn đang được trồng ngay dưới chân dãy núi Hòn Long, TX. Ninh Hoà, Khánh Hoà. Đây là một trong 3 dãy núi lớn và trải dài từ Tây sang Đông của Khánh Hoà. Xoài được trồng trên nền đất pha cát, có bón phân hóa học vào những năm đầu của cây. Sau đó chuyển đổi sang sử dụng phân bón hữu cơ để chăm bón và cải tạo đất.

Ngoài ra, nguồn nước tưới cây trong lành hàng ngày được dẫn từ mó nước ở rừng nguyên sinh về. Không chỉ vậy, xoài Tứ Quý 7 Chơn được chăm sóc theo phương pháp sinh thái với các tiêu chí: Không sử dụng thuốc trừ sâu, không thuốc kích thích cây, để cây phát triển tự nhiên.

Đặc tính của Xoài Tứ Quý 7 Chơn

Xoài Tứ Quý có kích thước lớn, vỏ mỏng, có màu xanh nhạt nhưng khi chín sẽ chuyển sang vàng dịu. Điểm đặc biệt của trái này, nên dùng khi trái ương xanh vỏ chuyển vàng dần ở phần đầu cuống. Vì giống xoài Tứ Quý có thịt vàng nhẹ dày, khá nhiều bột, hạt nhỏ. Nên khi trái chín trái dễ bị nát, thịt quả mềm kém dai nên không ngon bằng.

Về hương vị cũng có sự khác biệt bị ăn xanh thì giòn rôm rốp, chua chua ngọt ngọt. Còn khi ăn chín thì thịt mềm có vị ngọt dịu cùng hương thơm thoang thoảng đặc trưng. Bên cạnh đó, giống xoài Tứ Quý có khả năng cho trái quanh năm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Cách bảo quản Xoài Tứ Quý 7 Chơn

Với xoài Tứ Quý nguyên trái, bước đầu là rửa sạch dưới vòi nước nhỏ để làm sạch chất bẩn bám trên vỏ ngoài của Xoài Tứ Quý. Sau đó, ngâm xoài vào nước muối tầm 5 phút hoặc sử dụng nước có pha anolyte (dung dịch điện phân của muối ăn) để bảo quản tốt hơn. Tuy Xoài Tứ Quý 7 Chơn là xoài an toàn những khó tránh vi khuẩn trên vỏ, bước này sẽ loại bỏ nó, thứ nguyên nhân gây mùi khó chịu và làm xoài nhanh hỏng. Lưu ý không nên lạm dụng ngâm lâu để tránh làm biến đổi chất trong trái và nhiều khi làm trái mau hư hơn.

Tiếp đó là bước quan trọng trong bảo quản xoài Tứ Quý thường bị bỏ qua hay không chú ý tới. Đó là lau sạch xoài Tứ Quý bằng vải mềm, đặc biệt là phần cuống- bộ phận này rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây hư, thối, mốc.

Sau khi lau sạch cần để cho khô hẳn rồi mới thực hiện bước cuối cùng. Bước này bạn có thể chọn túi ni lông hay túi zip hoặc hộp đựng, đậy kín rồi bảo quản trong ngăn mát với nhiệt độ khoảng 15 độ C. Không cho xoài vào ngăn đá hoặc nhiệt độ quá thấp vì xoài dễ bị hỏng hơn khi đưa từ nhiệt độ thấp ra môi trường nhiệt độ thường.

Ngoài cách bảo quản trên, bạn có thể tham khảo những phương pháp khác như: sử dụng bột vôi, dùng nước đường hay hút chân không. Còn nếu bạn muốn bảo quản ở nhiệt độ phòng nên để nơi thoáng mát tránh quá ẩm hay quá nóng. Tuy nhiên đây chỉ là những cách bảo quản trong thời gian ngắn hạn, bạn có thể lựa chọn và sử dụng.

Gợi ý các món ăn làm từ xoài Tứ Quý 7 Chơn

Xoài Tứ Quý có ưu điểm có thể ăn chín và ăn xanh nên rất thích hợp để biến tấu thành những món ăn thay đổi khẩu vị.

Xoài 7 Chơn - Xoài Tứ Quý

Xoài 7 Chơn – Xoài Tứ Quý

Gỏi xoài cá khô

Xoài Tứ Quý khi còn xanh ươm có vị chua chua ngọt ngọt không quá chua, thịt trái dày rất thích hợp làm các món gỏi. Gỏi xoài cá cơm là món ăn quen thuộc của người Việt nhưng quy trình chế biến cũng rất đơn giản. Vị xoài chua nhẹ kết hợp vị giòn của cá cơm cùng nước mắm cay cay, rất thích hợp thay đổi khẩu vị cho mùa nắng nóng.

Đầu tiên, rửa sạch xoài Tứ Quý, gọt vỏ rồi bào thành từng sợi nhỏ. Còn cá khô sau khi mua về bỏ chảo thêm ít đầu rang vàng giòn. Về linh hồn món ăn nước mắm cho tỏi cùng với ớt xay nhuyễn nêm nếm theo khẩu vị. Tiếp theo, trộn đều xoài Tứ Quý bào sợi với nước mắm pha sẵn, rồi bỏ cá khô, ít rau răm trộn đều thêm lần nữa. Cuối cùng bày ra dĩa thêm ít đậu phộng, hành phi đã hoàn thành món ăn siêu bắt cơm, bắt mồi này.

Xoài lắc

Đã là tín đồ của Xoài thì không thể bỏ qua món xoài lắc được săn đón mỗi mùa xoài. Với hương vị chua chua, có chút cay, chút mặn của muối tôm thì làm sao bỏ qua vị giòn rụm của Xoài Tứ Quý khi vừa chín xanh. Với các nguyên liệu bao gồm xoài Tứ Quý cắt thành cục vừa ăn, ớt bột, đường, nước mắm và muối tôm, lắc đều đã thành món ăn vặt quốc dân rồi.

Xoài 7 Chơn - Xoài Tứ Quý

Xoài 7 Chơn – Xoài Tứ Quý

Sinh tố Xoài

Vừa rồi đã có món xoài có thể ăn với cơm, ăn bắt mồi và ăn vặt nhưng tất cả đều là xoài Tứ Qúy còn xanh. Sau đây sẽ giới thiệu đến các bạn món nước từ xoài chín, nhưng không quá xa lạ đó là sinh tố Xoài. Với đặc điểm xoài Tứ Quý khi chín trái mềm, ít xơ, thịt dày lại có vị ngọt dịu nên tiện lợi dễ làm sinh tố. Chỉ cần 1 quả xoài có thể làm 1-2 ly sinh tố để cùng thưởng thức với cả nhà rồi.

#xoaituquy #xoai7chon #xoaiecovi

Xem thêm

Tiến trình phát triển & Quy trình canh tác

1. Ươm cây, trồng cây


2. Tưới nước

Sau trồng tưới nước ngay để bộ rễ tiếp xúc tốt với lớp đất trong hố trồng, cứ 2-3 ngày khi thấy khô mặt hố tiến hành tưới, khi cây bén rễ các lần tưới cách xa dần 7 – 10 ngày tưới/lần.

Từ năm thứ 2 trở đi tùy điều kiện thời tiết, đất đai có thể định kỳ tưới 15 – 30 ngày/lần và tưới kết hợp với các đợt bón phân thúc cho xoài. Lượng nước tưới dao động từ 50 – 80 lít/cây. Nên thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn xoài để tiết kiệm nguồn nước và các chi phí khác.


3. Bón phân

Sau trồng định kỳ 7 – 10 ngày dùng phân nước Humic pha loãng 1% tưới cho cây, liều lượng 4 lít/cây sau đó tưới lại bằng nước trong. Khi cây được 6 tháng tuổi định kỳ tưới phân 1 tháng/lần và tưới khoảng 5 – 7 lít/gốc.

Năm thứ 2: Đào rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây bón 10 – 15 kg phân hữu cơ hoai mục/gốc, thời điểm bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch.

Năm thứ 3: Đào rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây bón 15 – 20 kg phân hữu cơ hoai mục và 500g vôi/gốc, thời điểm bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch.


4. Tỉa cành, tạo tán

Thường xuyên thăm vườn tỉa bỏ những chồi mọc trên gốc ghép để tập trung dinh dưỡng nuôi cây, lưu ý không được tháo bỏ dây mắt ghép mà để chúng tự hủy.

Sau trồng khoảng 3 tháng cây ra lộc, khi lá ngọn chuyển sang màu xanh thẫm tiến hành cắt ngọn tạo cành cấp 1, chiều cao cắt ngọn tính từ mặt bầu từ 70 – 80 cm. Chỉ để lại 3 chồi (cành cấp 1) to khỏe, cách đều 3 hướng so với thân cây.

Khi cành cấp 1 có từ 2,5 tần lá tương đương chiều dài khoảng 60 – 70 cm tiến hành cắt ngọn tạo cành cấp 2, cũng giữ lại 3 cành như khi tạo cành cấp 1.

Tiến hành tạo cành cấp 3 cũng tương tự như khi tạo cành cấp 2 và lúc này bộ tán xoài đã hoàn chỉnh (tạo đủ là 27 cành), nếu kiểm soát tốt thời gian hoàn tất bộ khung xoài khoảng từ 18 – 24 tháng. Về sau chỉ định kỳ tỉa bỏ những cành trong tán, cành tăm, cành sâu bệnh.


5. Làm cỏ

Khi xoài còn nhỏ định kỳ làm cỏ trong gốc 1 lần/tháng và dùng máy xới xáo giữa hàng xoài để diệt cỏ dại, hạn chế sâu bệnh hại.

Từ năm thứ 2 đến năm thứ 3 cày giữa hàng diệt cỏ dại đồng thời tạo độ tơi xốp đất, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ xoài phát triển tốt.


6. Bảo vệ Thực vật

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản vào mùa nắng các đối tượng sâu bệnh gây hại chủ yếu gồm bọ trĩ chích hút lá non; nhện đỏ gây hại cả lá già; bọ cánh cam, xén tóc gây hại lá non, chồi non; sâu đục cành; bệnh bồ hóng và bệnh nấm hồng.

Thường xuyên thăm vườn, tỉa bỏ cành lá bị sâu bệnh, vệ sinh vườn sạch sẽ. Dùng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh cho xoài.


7. Ra hoa


8. Chăm quả

Cây xoài chăm sóc tốt năm thứ 3 ra trái bói và bước sang năm thứ 4 bắt đầu ra hoa đậu trái ổn định hàng năm.


9. Xoài ra quả

Cây xoài chăm sóc tốt năm thứ 3 ra trái bói và bước sang năm thứ 4 bắt đầu ra hoa đậu trái ổn định hàng năm.


10. Thu hoạch

Cây xoài chăm sóc tốt năm thứ 3 ra trái bói và bước sang năm thứ 4 bắt đầu ra hoa đậu trái ổn định hàng năm.


11. Dưỡng cây

Sau khi thu hoạch xong, khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 dương kịch hàng năm, tiến hành bấm đọt các cành mang hoa, quả; tỉa bỏ cành lá sâu bệnh, càng bị che khuất trong tán, yêu cầu làm sao cho bộ tán xoài cân đối và thông thoáng.


12. Nuôi đất

Dọn sạch tàn dư cành lá sâu bệnh dưới gốc xoài, tốt nhất nên đưa ra khỏi vườn. Vệ sinh vườn sạch sẽ bằng việc cắt cỏ hoặc cày xới giữa hàng xoài, tái tạo lại đất.


Xem thêm

Tiến trình phát triển Xoài 7 Chơn – Cây Xoài Tứ Quý ETQ2743

  1. Thu hoạch

  2. Trái đạt size tiêu chuẩn

  3. Đậu trái

  4. Ra hoa

  5. Ươm cây

Đánh giá sản phẩm
(0 đánh giá)

Hiện chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Cam kết chất lượng

Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 3 triệu

Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 3 triệu

Giao hàng nhanh toàn quốc

Giao hàng nhanh toàn quốc

Hotline 0869 065 168 hỗ trợ từ 8h30 - 22h mỗi ngày

Hotline 0869 065 168 hỗ trợ từ 8h30 - 22h mỗi ngày

Đến tận nơi nhận hàng trả, hoàn tiền trong 24h

Đến tận nơi nhận hàng trả, hoàn tiền trong 24h

Có thể bạn sẽ thích


Giỏ hàng