Đến vùng đất Nghệ An đầy nắng và gió thì không thể bỏ qua món hao cơm- Cà Mói Mắm. Đây là món ăn đặc trưng gắn liền với mâm cơm của rất nhiều thế hệ nơi đây. Không những vậy còn gây “ nghiện” với những ai đã ăn một lần thì nhớ mãi. Hãy cũng nhà Econations tìm hiểu về món ăn mang nét đặc trưng của xứ Nghệ.
Mã sản phẩm | |
Xuất xứ | Nghệ An |
Đặc điểm | Trái Cà Mói Mắm sẽ bị nhăn nhúm lại, có ít tỏi, ớt, riềng, cùng với mùi thơm của mắm. Khi cắn sẽ giòn tan, vị đậm đà hòa quyện giữa mặn, cay và ngọt. |
Trọng lượng | 1kg/ 1 hũ |
Cách bảo quản | Nên bảo quản Cà Mói Mắm trong tủ lạnh để sử dụng lâu hơn. |
Cà muối là món ăn dân dã và quen thuộc của hầu hết người Việt Nam. Nhưng mỗi vùng đều có cách muối mang nét đặc trưng riêng. Cà Mói Mắm hay còn gọi Cà Ngâm Mắm Nghệ An là một trong những công thức được ưa chuộng. Khi vừa kết hợp cái mặn của mắm cùng với vị ngọt của mía, đường, cay của tỏi ớt.
Về cách làm nên hũ Cà Mói cũng khá công phu khi phải chọn lọc kỹ các nguyên liệu. Cà để ngâm phải được lựa chọn từ những vườn sạch, không hóa chất từ quy trình trồng. Sau nhiều lần rửa sạch từ nước muối sang nước thường thì sẽ được phơi heo héo lại. Bước này giúp cà có thể bảo quản lâu hơn và tạo độ giòn tan của cà mói.
Mắm để ngâm cũng lựa chọn nước mắm cốt ủ thủ công sau đó mới chế biến thêm riềng, tỏi, ớt, đường, mía để vị trở nên đậm đà và chuẩn bị. Cuối cùng là lấy cà đã phơi ngâm cùng mắm đã pha bỏ trong hũ, nén lại bằng thanh mía. Đậy chặt nắp, để tầm 3-4 ngày là đã có Cà Ngâm mắm để ăn rồi.
Ai đã từng thưởng thức Cà Moi Mắm thì chắc khó quên ấn tượng đầu tiên giòn tan của cà. Khi vừa cắn miếng đầu tưởng tượng hơi dai nhưng lại rôm rốm như pháo nổ của cà. Kèm theo đó vị mặn cùng chút cay nhẹ tỏi ớt, thơm thơm của mắm thế là bay cả chén cơm. Bao nhiêu sự thấm đậm vị của nước mắm được cà ôm trọn vẹn, cắn miếng nào thấm miếng đó.
Phần nước mắm ngâm cà, mọi người đừng bỏ đi, cà ngon cũng nhờ vào nước mắm ngon. Có thể pha chế lại để làm nước chấm rau hay dằm trứng luộc cũng rất ngon. Nếu muốn đơn giản hơn chỉ ăn cà chung với cơm, mì, bún cũng đã rất “đưa miệng” rồi.